Tổng quan về Bê tông cốt thép ứng lực trước
Bê tông cốt thép là một sản phẩm không thể thiếu được của kỹ thuật xây dựng. Một trong những phát minh lớn trong kỹ thuật xây dựng ở thế kỷ 20 chính là bê tông ứng lực trước. Nó được ứng dụng rộng rãi tại hầu hết các nước tiến tiến trên thế giới từ hơn 50 năm nay.
Ở Việt Nam việc ứng dụng công nghệ
bê tông ứng lực trước đã được thực hiện từ những năm 70, 80. Tuy nhiên phạm vi
áp dụng còn hạn hẹp. Chỉ trong những năm gần đây, với chủ trương công nghiệp
hoá, hiện đại hoá các doanh nghiệp trong ngành bê tông đã mạnh dạn ứng dụng
công nghệ dự ứng lực trong việc sản xuất các cấu kiện bê tông dự ứng lực như:
Dầm cầu của Bê tông Châu Thới; cột điện của Bê tông Thịnh Liệt; cọc dự ứng lực
của Công ty Phan Vũ; ống cấp nước của Bê tông Tân Bình, Bê tông Chèm; dầm cầu,
dầm sàn nhà dân dựng và công nghiệp của Bê tông Xuân Mai...
Năm 1998, Tổng công ty VINACONEX đã
nhập công nghệ bê tông ứng lực trước tiền chế của nước Cộng Hoà Pháp để sản
xuất dầm sàn nhẹ cho xây dựng nhà ở (hệ PPB) tại Nhà máy bê tông Xuân mai. Sản
phẩm này hiện nay đã được áp dụng rộng rãi tại Hà Nội và đặc biệt đã phát triển
để xây dựng trên 10.000 căn nhà sàn vượt lũ tại các tỉnh ĐBSCL. Tương lai sẽ
phát triển tại dự án nhà ở tái định cư công trình Thuỷ điện Sơn La.
Năm 1999, Liên doanh VINAROSE (hợp
tác giữa VINACONEX và Hãng RONVEAUX - Vương quốc Bỉ) đã hợp tác triển khai công
nghệ bê tông ứng lực trước tại Nhà máy bê tông và xây dựng Xuân Mai để sản xuất
các cấu kiện vượt khẩu độ lớn bằng phương pháp căng kéo trước phục vụ cho xây
dựng nhà ở dân dụng, nhà công nghiệp, sân vận động và đặc biệt sản xuất dầm cầu
phục vụ cho giao thông.... Phạm vi áp dụng rất rộng rãi, giải quyết hầu hết các
phương án xây dựng hiện đại mang tính công nghiệp cao.
Công nghệ này được áp dụng xây dựng
các nhà chung cư cao tầng tại khu đô thị mới Trung Hoà - Nhân Chính, khu chung
cư cao cấp Mỹ Đình - Sông Đà (Hà Nội) đã đem lại hiệu quả to lớn về: Giá thành
hạ, thời gian thi công nhanh và chất lượng công trình đảm bảo.
Hiện nay bê tông ứng lực trước tiền
chế được sản xuất theo 2 phương pháp:
Kéo căng trước trên bệ đúc cố định thực hiện
tại nhà máy có thể dài tới 120m: Các sợi cáp được tạo lực căng trước khi đổ bê
tông. Sau khi bê tông đông kết và được dưỡng hộ hơi nước nóng đạt tới cường độ
70% R28 thì tiến hành cắt các sợi cáp trên, lực kéo trong dây cáp sẽ chuyển
thành lực nén trong cấu kiện bê tông.
Kéo căng sau: Cấu kiện bê tông được chế tạo
đặt sẵn các ống dẫn để luồn các sợi cáp hoặc các thanh thép cường độ cao, được
gọi là thanh căng. Các thanh căng này sẽ được kéo căng sau khi bê tông đã đạt
tới cường độ 70% của R 28 ngày. Ứng suất trước căng sau thường được sử dụng cho
các kết cấu chế tạo tại công trường có khối lượng lớn như si lô, dàn kèo, dầm
cầu hộp đúc hẫng v.v....
Việc sử dụng công nghệ căng trước
hoặc căng sau tuỳ thuộc vào điều kiện thi công tại công trường. Nhưng nói chung
nếu điều kiện cho phép, theo chúng tôi nên sử dụng công nghệ kéo căng trước vì
tiết kiệm vật liệu hơn.
Ø Cấu kiện dùng cho nhà cao tầng:
Sử dụng kết cấu bê tông ứng lực
trước tiền chế trong các công trình có thể mang lại những hiệu quả to lớn như:
Các cấu kiện được sản xuất trong nhà máy đạt hiệu quả kinh tế cao và giảm thời
gian xây dựng. Do vậy thiết kế nên hướng tới một kết cấu đơn giản với sự điển
hình hoá cao nhất trong quá trình sản xuất, lắp dựng, liên kết và hoàn thiện
kết cấu.
Cột: Toàn bộ các cột có thể nằm
trong tường, và chúng ta sử dụng cùng chiều dầy với tường.
Dầm: Dầm ứng lực trước tiết
diện chữ nhật nằm trong tường, với dầm bao xung quanh chúng ta nên chọn chiều
cao sao cho đáy dầm cùng cao trình với lanh tô cửa.
Dầm dẹt: Đây là một thế mạnh của
kết cấu bê tông tiền chế vì có thể tạo ra được những dầm dẹt ứng lực trước có
khẩu độ lớn.
Bản sàn: Với nhịp nhỏ hơn 3.6 m ta
dùng sàn đặc ứng lực trước với tiết diện chữ nhật, với nhịp khoảng 8m dùng sàn
sườn hoặc có lỗ rỗng bằng bọt xốp ở giữa, có chiều dầy đúc sẵn 150 mm và 50 mm
bê tông lưới thép trên mặt đổ tại công trường, tổng chiều dầy 200 mm.
Cầu thang: Sử dụng cầu thang ứng lực
trước đúc sẵn trong nhà máy.
Ban công: Bằng bê tông cốt thép
thường được thiết kế với mô đun đặc biệt để có thể sử dụng với số lượng lớn.
Ø Quy trình sản xuất bê tông dự ứng
lực căng trước
ü Kéo căng thép cường độ cao bằng máy
kéo thép PAUL - CHLB Đức.
Buộc cốt thép thường.
Lắp khuôn thép định
hình.
Đổ bê tông sử dụng cầu trục và phễu.
Phủ bạt dưỡng hộ nhiệt bằng hơi nước.
Tháo dỡ khuôn.
Kiểm tra mẫu thí nghiệm, nếu cường độ mẫu nén đạt 70% của
R28 ngày thì có thể cắt thép dự ứng lực.
Cắt thép và cẩu chuyển kê xếp, hoàn thiện sản
phẩm.
Kiểm tra chất lượng, ghi nhãn mác sản phẩm, cấp chứng chỉ
xuất xưởng.
Vận chuyển cấu kiện đến chân công trình.
Ø Mô tả về hệ kết cấu nhà cao tầng
Lõi trung tâm bằng bê tông cốt thép được thiết kế chịu toàn
bộ tải trọng ngang (gió và động đất). Cột đúc sẵn và lõi được thiết kế chịu tải
trọng đứng. Sàn làm việc như tấm phẳng truyền tải trọng động đất sinh ra do
trọng lượng bản thân sàn và các tải trọng khác trên sàn tới kết cấu chịu lực
động đất (lõi nằm ở trung tâm công trình). Sự truyền tải trọng này được thực
hiện thông qua lớp bê tông cốt thép đổ tại chỗ trên mặt của sàn tiền chế. Lớp
bê tông này liên kết các cấu kiện đúc sẵn với nhau và truyền tải trọng ngang
tới hệ lõi chịu lực. Phương pháp cấu tạo này cũng áp dụng để chịu tải trọng
gió.
Hệ chịu lực chính là lõi sử dụng công nghệ trượt, lõi được
Chi tiết liên kết sàn vào lõi
|
đúc liên tục không có mạch ngừng và bê tông có chất lượng
cao.
Ø Mối nối liên kết lắp dựng
Trong kết cấu sử dụng bê tông tiền chế, các mối liên kết
giữa các cấu kiện có vai trò quan trọng trong việc tạo ra khả năng chịu lực
cũng như độ bền của kết cấu tạo bởi các cấu kiện riêng rẽ. Ngoài ra, các mối
liên kết giữa các cấu kiện cần phải đủ độ cứng và cường độ để thoả mãn điều
kiện ổn định, khả năng chịu lửa, sự phá hoại dây chuyền và động đất. Điều đó có
nghĩa là một hệ kết cấu được tạo nên từ các cấu kiện riêng lẻ với các mối liên
kết đủ lớn có thể đảm bảo được tính liên tục và liền khối. Vì vậy việc thiết kế
các chi tiết liên kết có vai trò đặc biệt quan trọng trong kết cấu sử dụng bê
tông tiền chế. Trong các dự án đã thực hiện tại Việt Nam, các mối liên kết hàn
đã không được sử dụng mà thay vào đó là các mối liên kết bằng bê tông cốt thép
có cường độ rất cao. Liên kết này được áp dụng cho bản sàn và lõi cứng, console
và dầm, cột và dầm...
Qua thời gian ứng dụng công nghệ bê
tông dự ứng lực kéo căng trước chúng tôi nhận thấy có một số ưu điểm sau:
1. Chất lượng cao
Điều
kiện kiểm soát chất lượng tốt, bê tông được sản xuất tại nhà máy với mác 450
đến 600, thép dự ứng lực cường độ cao 18.600 kg/cm2 và 17.700 kg/cm2. Qui trình
kiểm soát theo hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO 9001 nên đảm bảo chất
lượng tốt hơn.
2. Tiết kiệm vật liệu
Bảng 1: Bảng so sánh vật liệu dùng
cho công trình 17T1 và 17T2
Bê tông
|
Cốt thép
|
Tỉ lệ thép/bê tông
|
|
17
T1(bê tông tại chỗ)
|
8702 m3
|
2559 T
|
294 kg/m3
|
17
T2(bê tông tiền chế)
|
7461 m3
|
1109 T
|
149 kg/m3
|
Chênh
lệch
|
1241 m3
|
3. Tốc độ thi công nhanh:
Hầu hết
cấu kiện được sản xuất trong công xưởng nên thời gian thi công trên công trường
giảm rất nhiều so với xây dựng truyền thống. Vì dưỡng hộ nhiệt nên tổng thời
gian cắt thép cường độ cao, tháo khuôn và quay vòng nhanh. Tốc độ thi công
nhanh có thể đạt được qua sự kết hợp nhiều yếu tố như: Mức độ điển hình hoá cấu
kiện, trình độ tay nghề công nhân và sự tổ chức thi công hợp lý. Trong dự án
khu đô thị cao tầng Trung Hoà - Nhân Chính (Hà Nội), tốc độ thi công trung bình
là một tuần cho một tầng sàn 1100 m2 và còn có thể rút ngắn hơn nữa. Trong khi
đổ tại chỗ phải mất 10 ngày cho một tầng.
4. Tạo ra những không gian lớn:
Việc sử dụng bê tông ứng lực trước
cho phép áp dụng với những nhịp lớn và chiều cao kết cấu nhỏ, ít cột và tường
đỡ, kết quả là tăng tính linh hoạt cho việc thiết kế nội thất, hiệu quả và kinh
tế hơn.
5. Ít chịu ảnh hưởng của thời tiết như:
Mưa,
nắng. Do toàn bộ quá trình sản xuất được tiến hành trong công xưởng.
6. Hiệu quả kinh tế
Qua kinh
nghiệm và tính toán của nhiều nước cho thấy, giá thành phần kết cấu nhà cao
tầng thường chiếm tới 28 - 32% giá thành xây dựng, mà trong phần kết cấu thì
riêng lõi và sàn đã chiếm tới gần 80% giá thành. Các kết quả nghiên cứu trên
thế giới cho thấy việc lựa chọn giải pháp giảm độ dày lõi cứng bằng cách tăng
cường độ bê tông với công nghệ trượt đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Giải
pháp kết cấu sàn cũng là một công tác chủ chốt có ảnh hưởng lớn tới thời gian
thi công. Sử dụng sàn tiền chế ứng lực trước là biện pháp tối ưu để giảm thời
gian thi công và tiết kiệm cốp pha đà giáo dẫn đến giảm đáng kể giá thành xây
dựng. Do giảm được vật liệu và các chi phí trên công trường nên giá thành hạ
hơn phương pháp xây dựng truyền thống. Một nhà 17 tầng tại Trung Hoà - Nhân
Chính có tổng diện tích sàn 18.700 m2 tiết kiệm riêng phần thô so với thiết kế
đổ tại chỗ được 4,5 tỷ đồng.
Ø Những ứng dụng khác của kết cấu ứng
lực trước tiền chế ở Việt Nam
a. Đang áp dụng
Ngoài việc áp dụng cho các nhà cao
tầng, công nghệ bê tông dự ứng lực tiền chế còn có thể áp dụng hiệu quả cho
nhiều dạng công trình khác. Trên thực tế, công nghệ trên đã được áp dụng thành
công cho các dự án khu công nghiêp và dân dụng như sau:
Công
trình công nghiệp:
Nhà máy Chế tác Kim cương ở khu công
nghiệp Sài Đồng - Hà Nội; Nhà máy đá ốp lát cao cấp VINASTONE tại Phú Cát - Hà
Tây; nhà máy gốm sứ cao cấp Chúc Sơn, Chương Mỹ - Hà Tây, nhà máy may công
nghiệp tại Thái Bình, nhà máy sứ vệ sinh TOTO giai đoạn 2 tại khu công nghiệp
Thăng Long...
Công
trình dân dụng:
Hai Trường trung học tại khu đô thị
mới Thanh Trì và khu Trung Hoà-Nhân Chính - Hà Nội; Trường Đại Học Y Thái
Nguyên; Bậc ghế ngồi Sân vận động Quốc Gia Mỹ Đình - Hà Nội; Sân vận động Việt
Trì - Phú Thọ, Siêu thị METRO CASH & CARRY- Hà Nội, chung cư cao cấp 25
tầng SYRENA Tây Hồ và toà nhà 25 tầng VIMECO đường Phạm Hùng, Thanh Xuân - Hà
Nội,....
b. Một vài xu hướng phát triển trong
tương lai:
-
Tạo
ra các không gian lớn cho các nhà văn phòng, gara ô tô nhiều tầng.
-
Áp
dụng cho kết cấu các công trình cao tầng (tới 40 tầng).
-
Sử
dụng bê tông có cường độ cao từ 600 - 900 Kg/cm2 cho kết cấu cột.
-
Sử
dụng công nghệ dầm Prebeam và dầm phức hợp (Flexstress) cho xây dựng đường sắt
trên cao, các cầu cạn.
-
Tháp
thông tin, truyền hình.
Bê tông ứng lực trước tiền chế đã
được sử dụng rộng rãi trên thế giới từ nhiều thập kỷ trước, hiện nay đã chiếm
lĩnh phần lớn thị trường xây dựng, kể cả các nước đang phát triển ở khu vực
Đông Nam Á. Ở Việt Nam, công nghệ này đã được áp dụng từ những thập kỷ 70, 80
của thế kỷ trước nhưng chưa được phát triển rộng rãi vì gặp không ít khó khăn
khách quan và chủ quan. Song với những ưu điểm không thể phủ nhận, đây sẽ là
hướng đi tất yếu trong quá trình phát triển kỹ thuật xây dựng ở Việt Nam, góp
phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
(Theo sieuthixaydung)
Nguoixaydung.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét